Gia phả là gì?

Gia phả là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, ngày giỗ, vai trò và công đức của cha mẹ, ông bà, tổ tiên và mộ phần của một gia đình lớn hay một dòng họ. Gia phả có thể được coi như một bản sử ký của một gia đình hay một dòng họ. Gia phả có khi gọi là Phổ ký, có khi là Phổ truyền

Phả ký là gì?

Phả ký: Bao gồm tất cả các phần ghi chép nội dung của bản phả, bao gồm cả lời tựa, chính văn và phần viết thêm

Phả hệ là gì?

Phả hệ: Đây là việc trình bày quan hệ thế thứ của thành viên trong họ tộc. Nội dung cần nói về vị trí, vai vế, tên tuổi của mỗi người. Thông thường sẽ có 3 cách trình bày phả hệ đó là viết theo chiều ngang, chiều dọc và kết hợp ngang dọc, cụ thể như sau:

+ Viết theo chiều ngang: Lần lượt viết các đời trong dòng họ, sau đời thứ nhất là đời thứ hai, thứ ba, thứ tư,…

+ Viết theo chiều dọc: Chia dọc theo từng chi, từng cành. Khi viết hết chi một thì đến chi hai, chi ba, chi bốn,…

+ Viết ngang dọc kết hợp: Đây là cách viết khá dài nhưng người xem lại dễ hiểu. Các thứ tự nội dung chính vẫn viết theo phương pháp dọc nhưng điều khác biệt là sau (hoặc trước) khi trình bày dọc. Khi trình bày tóm tắt thì theo hàng ngang, chủ yếu là viết họ tên (nếu được thì bổ sung các thông tin thiết yếu nhất của mỗi thành viên).

Phả đồ là gì?

Phả đồ (cây phả hệ): Đây là hình thức biểu thị phả hệ theo sơ đồ để sao cho khi nhìn vào, người xem có thể nắm bắt một cách dễ dàng về tổng thể mối quan hệ thế thứ trong dòng họ

Last updated